THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN - BS. NGÔ THÀNH Ý
Ngày chỉnh sửa: 01 Tháng Mười 2011 1:29:37 CH | PHẪU THUẬT THAY KHỚP
pdf print mail

 

Thế nào là thay khớp gối toàn phần ?

Thay khớp gối có hai dạng: bán phần và toàn phần. Thay khớp gối toàn phần là thay toàn bộ mặt sụn khớp gối.

Chỉ định thay KGTP khi nào?

Kỹ thuật này có thể được dùng khi khớp gối bị đau hoặc không hoạt động tốt và các cách điều trị khác không hiệu quả.

Chuẩn bị trước khi thay KGTP như thế nào?

- Có thể bạn cần truyền máu trong khi phẫu thuật hay trong giai đoạn phục hồi, bạn cần hiến máu dự trữ trước khi thực hiện. Máu nên được hiến tặng trong vòng 4 tuần trước khi thực hiện kỹ thuật.
- Nếu bạn cần giảm đau trong 1 tuần trước khi phẫu thuật, nên chọn acetaminophen hơn là aspirin, ibuprofen, hay naproxen. Việc này giúp tránh xuất huyết nhiều trong quá trình phẫu thuật. Nếu bạn uống aspirin hàng ngày trong khi điều trị bệnh, nên hỏi bác sĩ xem có cần ngừng thuốc trước khi phẫu thuật không.
- Lên kế hoạch cho việc chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn phải gây mê. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và tìm người giúp bạn những hoạt động thường ngày và chăm sóc bạn ít nhất là 1 tuần đầu tiên tại nhà.
- Theo những hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ của bác sĩ. Ăn bữa ăn nhẹ, như súp hay salad vào đêm trước khi phẫu thuật. Không ăn hay uống thứ gì sau giữa đêm vào ngày phẫu thuật. Không uống cà phê, trà hay nước.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ không hút thuốc trước và sau khi phẫu  thuật. Những người hút thuốc lành bệnh lâu hơn sau khi phẫu thuật. Họ thường gặp những vấn đề về hô hấp trong khi phẫu thuật. Vì lý do này, nếu bạn là người hút thuốc, nên bỏ thuốc ít nhất 2 tuần trước khi thực hiện. Tốt nhất là bò hút thuốc từ 6 đến 8 tuần trước khi phẫu thuật. Cũng thế, vết thương của bạn cũng lành tốt hơn nếu bạn không hút thuốc sau phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật như thế nào?

thay khop goiBệnh nhân sẽ được gây mê hay gây tê tủy sống. Gây mê giúp thả lỏng các cơ và giúp bạn chìm vào giấc ngủ sâu. Phương pháp này giúp bạn tránh cảm giác bị đau trong khi phẫu thuật. Gây tê tủy sống giúp bạn không cảm giác đau khi phẫu thuật nhưng vẫn tỉnh táo.
Bác sĩ sẽ đặt garô trên đùi bạn (giúp tránh chảy máu trong khi phẫu thuật) và rạch da trên xương bánh chè đến phần dưới. Bộc lộ khớp gối, làm lỏng các cơ nối và lật xương bánh chè ra. Cắt bỏ phần sụn của đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày (ống quyển). Dùng ximăng y khoa gắn phần khớp nhân tạo vào phần còn lại của khớp. Bỏ ximăng dư và đặt ống dẫn lưu vào khớp gối để thoát dịch từ vết mổ. May vết mổ, đặt băng thun và nẹp xung quanh đầu gối.

sau mo
Bạn có thể được truyền máu. Bệnh viện sẽ dùng máu bạn hiến tặng hoặc chọn nhóm máu phù hợp.

Điều gì xảy ra sau phẫu thuật ?

- Bạn có thể ở tại bệnh viện từ 3 đến 6 ngày, tuỳ thuộc vào việc bạn hồi phục nhanh hay chậm. Bạn có thể được đặt  một ống truyền vào bọng đái (thông tiểu) giúp cho việc đi tiểu của bạn. Bạn sẽ bắt đầu tập đi lại với khung tập đi, nạng chống hay gậy. Bạn sẽ tiếp tục sử dụng máy tập khớp gối thụ động để giữ đầu gối di chuyển và tránh cứng.
- Việc thay khớp gối được thực hiện để phù hợp cho những hoạt động bình thường hàng ngày. Từ vài tuần đến hàng tháng sau khi phẫu thuật, bạn sẽ bị giới hạn trong việc di chuyển và sẽ cần một số phương pháp vật lý trị liệu. Bạn không thể tham gia vào một số môn thể thao hay hoạt động nặng. Hỏi ý kiến bác sĩ về môn thể thao mà bạn có thể chơi một cách an toàn.
- Hỏi bác sĩ những điều khác bạn nên làm và khi nào bạn nên trở lại tái khám.
- Nói với nha sĩ hay bác sĩ rằng bạn có khớp nhân tạo. Nếu bạn có vấn đề về răng, bạn cần uống thuốc kháng sinh một ngày trước và sau khi khám chữa răng. Thuốc kháng sinh phải được dùng trước và sau khi thực hiện bất kỳ kỹ thuật y khoa hay nha khoa nào trong suốt cuộc đời còn lại của bạn.

Lợi ích của phương pháp này là gì ?

Bạn có thể hồi phục lại một cuộc sống bình thường. Những vấn đề của cơn đau khớp gối sẽ giảm nhẹ và việc đi lại được bình thường.

Những nguy cơ liên quan đến phẫu thuật này là gì ?

- Có vài nguy cơ gặp phải khi bạn được gây mê, đặc biệt ở những người lớn tuổi có bệnh lý nội khoa đi kèm. Thảo luận trước những nguy cơ này với bác sĩ gây mê.
- Cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch và đi vào dòng máu lưu thông trong cơ thể, gây tắc nghẽn động mạch phổi. Bạn có thể được dùng thuốc chống đông để phòng ngừa.
- Nếu bạn không hiến tặng máu trước, bệnh viện sẽ thử nhóm máu hiến tặng khác xem có phù hợp với nhóm máu của bạn. Không thể loại trừ hoàn toàn những phản ứng với máu được hiến tặng, và bạn có thể mắc phải một căn bệnh truyền nhiễm từ nó.
- Hai chân của bạn có thể sẽ không có độ dài như nhau sau khi phẫu thuật.
- Những dây thần kinh có thể bị tổn thương do sưng tấy và áp lực, nhưng điều này ít xảy ra.
- Nhiễm trùng hay chảy máu có thể xảy ra.
- Về lâu dài sự lỏng khớp nhân tạo có thể xảy ra (khoảng trên 10 đến 15 năm). Điều này xảy ra chỉ với một tỉ lệ nhỏ theo thời gian.
- Bạn nên hỏi bác sĩ những nguy cơ này ảnh hưởng thế nào đến bạn.

Khi nào nên gọi bác sĩ ?

* Gọi bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Bạn bị sốt.
- Có nhiều chất dịch, máu chảy ra từ vết thương.
- Không thể kiểm soát cơn đau.
- Khó thở hay ho ra máu.
- Bị đau ngực.
- Sưng tấy bất thường, nóng và ửng đỏ ở đầu gối.