PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI - BS. NGÔ THÀNH Ý
Ngày chỉnh sửa: 01 Tháng Mười 2011 1:55:29 CH | PHẪU THUẬT THAY KHỚP
pdf print mail

 

Gãy cổ xương đùi xảy ra khi nào?

Những trường hợp đi trên nền láng, trơn và bị trượt té, ngồi bệt xuống đất; sau đó thấy đau vùng háng và không thể đứng dậy đi có thể là dấu hiệu của gãy cổ xương đùi. Khi đó, bệnh nhân cần được chụp X-quang khớp háng bên bị đau để xác định chính xác chấn thương. Nếu kết quả X-quang cho thấy bị gãy cổ xương đùi, bệnh nhân phải được điều trị ngay tại chuyên khoa Chấn Thương Chỉnh Hình. Gãy cổ xương đùi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong do gãy xương gây đau đớn, bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm yên một chỗ; từ đó sinh ra những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu.

Làm sao để điều trị hiệu quả gãy cổ xương đùi?

 Có nhiều phương pháp để điều trị gãy cổ xương đùi; tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, phương pháp hiệu quả nhất là thay khớp háng nhân tạo. Mục đích của phương pháp này là lấy bỏ phần cổ xương đùi bị gãy và thay vào đó bằng một khớp háng nhân tạo.

Nhờ phương pháp thay khớp háng nhân tạo, bệnh nhân có thể cử động khớp háng mà không bị đau đớn, có thể đứng lên và đi sớm, tránh được các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Cần lưu ý là sau khi mổ thay khớp háng nhân tạo, bệnh nhân cần tránh ngồi bắt chéo chân, ngồi xổm, chơi thể thao hoặc lao động nặng. Ngoài ra, tuổi thọ trung bình của một khớp háng nhân tạo kéo dài từ 10 đến 15 năm. Vì thế, sau thời gian này, bệnh nhân cần phải thay một khớp háng nhân tạo khác